Lớn

Bình luận về bài viết này


Bước những bước chân đầu tiên vào đời, cái tuổi tự mình làm chủ cuộc sống, cũng có thể gọi một phần nào đó là “lớn”, đã biết tự sắp xếp, tự chịu trách nhiệm cuộc sống cho mình, mới thấy “lớn” không như những mong ước ngày bé.

Người ta “lớn”, tự chịu trách nhiệm cuộc sống của mình, rồi những thành công hay thất bại đều tự mình đón nhận. Có những sự thất bại nặng nề làm con người hụt hẫng, suy sụp nhưng khi ta đã “lớn”, ta phải tự mình nhận về những nỗi buồn của riêng mình.
Thêm

Ngôi nhà cổ mang dấu tích lịch sử ở An Khê

Bình luận về bài viết này

Cụ Bùi Meo- tức thầy giáo Lên hiện là chủ nhân ngôi nhà cổ nhất ở An Khê (thuộc phường An Phú, thị xã An Khê). Có lẽ khu đất cao ráo này là một trong những nơi quần cư đầu tiên của người Kinh vừa đặt chân lên đèo Măng (cửa mở An Khê). Dân ở đâu thì thần ở đó. Và đình miếu An Lũy cũng phôi thai từ ấy. Vóc dáng ngôi nhà tôn nghiêm do nghệ nhân miền hạ đạo dày công đẽo khắc chạm trổ tinh vi: Gia nguyên chày cối đặt trên trính ba lá uốn cong, kèo tam đoạn đầu lân, tạ xoi sen bạo chỉ xổ. Cái khó nhất của tay nghề được truyền tụng “Khuôn lồng miệng ba, bàn khoa chỉ mồng” đều thể hiện ở đây với nét tài hoa và sinh động (thời giặc dồn dân ra phố, chúng tháo hai bộ bàn khoa chở về xuôi, phải thay vào hai gian phên dại).

Ngôi nhà cổ cụ bùi Meo. Ảnh: Nhất Hạnh


Thêm

Tự làm bánh flan

Bình luận về bài viết này


Bánh flan khá quen thuộc với hầu hết mọi người, thật thú vị khi được cùng bạn bè thưởng thức món bánh do chính tay mình tự làm. Đơn giản, dễ làm, ăn lại ngon thì còn gì tuyệt hơn.
Thêm

Festival Cồng chiêng

Bình luận về bài viết này

Festival Cồng chiêng

Chào mừng Festival Cồng chiêng Quốc tế năm 2009 tại Gia Lai

Vượt lũ đi dự Festival Cồng chiêng

Bình luận về bài viết này


Tạm gác lại nỗi lo toan vì lũ lụt, đội nghệ nhân cồng chiêng xã Ia Broăi- đại diện cho huyện Ia Pa (Gia Lai) ngược dòng đoàn người cứu trợ để ra trụ sở UBND xã tập luyện trước khi lên đường đến TP. Pleiku dự Festival Cồng chiêng Quốc tế.
Thêm

Cafe Pleiku

Bình luận về bài viết này

Ai từng lỡ yêu cà phê phố núi khi đi xa quê chắc hẳn lại thêm một điều để nhớ về quê mình chẳng nơi đâu tìm nổi hương vị và không khí như cà phê phố núi.
cafe
Gu cà phê mỗi nơi khác nhau. Ở Sài Gòn là cà phê tốc hành. Có thể ngồi nguyên trên xe máy kêu một ly cà phê đen đá, ực một nhát hết nguyên ly rồi phóng đi tiếp, và một ngày có thể làm năm bảy ly như thế. Nó phù hợp với tốc độ đời sống công nghiệp và thời tiết nắng nóng. Ở Hà Nội thì buổi sáng rất ít quán cà phê. Nó được mở chủ yếu vào buổi tối, buổi sáng là trà nóng. Khi uống cà phê, người Hà Nội hay đánh cho bông lên như kem trứng. Và hay uống kèm sữa, gọi là cà phê nâu. Ở Huế người ta uống cà phê cũng kinh. Các cô gái Huế phần lớn uống cà phê đen nóng không đường. Có thể ngồi đồng cả buổi bên ly cà phê ngắm mưa rơi, nghe nhạc Trịnh. Thời sinh viên của tôi đã từng 3 thằng chung nhau một ly cà phê mà cũng ngồi suốt buổi vì… không có tiền trả.
Thêm

Phở Khô Gia Lai

Bình luận về bài viết này


Ai lên Pleiku, thể nào cũng được người ở đây một lần dắt đi ăn Phở khô Gia Lai, như muốn nhắc rằng Phố núi cũng có đặc sản ẩm thực chứ thua ai! Mà thật thế, cứ ăn một lần Phở Khô Gia Lai là sẽ “còn chút gì để nhớ” ngay thôi.
Bây giờ, Phở Khô GL trở thành thương hiệu rồi. Đường phố nào ở Pleiku cũng có tiệm ăn bán món này. Sài Gòn thì có ít nhất hai quán, một ở Hoàng hoa Thám, một ở 194 Đặng văn Ngữ, quận Phú Nhuận, trưng bảng rõ ràng “Phở khô Gia Lai, hai tô một xuất”.

Thêm